Loading...

Bật mí kinh nghiệm mua phần mềm bán hàng mọi chủ shop nên biết

Thứ tư - 04/09/2024 13:45
Khi công việc kinh doanh ngày càng phát triển, việc lựa chọn phần mềm bán hàng phù hợp trở thành một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Khám phá ngay những kinh nghiệm mua phần mềm bán hàng Sapo tổng hợp bên dưới để lựa chọn cho mình phần mềm bán hàng hiệu quả và tối ưu hóa quy trình kinh doanh trong bài viết dưới đây.

1. Mách bạn 5 tiêu chí nên cân nhắc khi chọn mua phần mềm bán hàng

Tùy thuộc vào nhu cầu quản lý bán hàng của từng chủ shop mà các yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn phần mềm bán hàng cũng có sự khác biệt. Dưới đây là 5 tiêu chí cũng là các kinh nghiệm mua phần mềm bán hàng mà chủ shop nên xem xét. 

Tổng hợp các kinh nghiệm mua phần mềm bán hàng

Tổng hợp các kinh nghiệm mua phần mềm bán hàng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

1.1. Phần mềm bán hàng phù hợp với ngành nghề kinh doanh

Phần mềm bán hàng cần đáp ứng đúng yêu cầu của ngành nghề kinh doanh cụ thể của shop. Các tính năng của phần mềm nên được thiết kế để phục vụ tốt nhất cho các hoạt động bán hàng trong lĩnh vực mà cửa hàng đang hoạt động. 

Ví dụ, nếu bạn kinh doanh sản phẩm có nhiều biến thể như quần áo hoặc điện tử, phần mềm cần hỗ trợ quản lý sản phẩm chi tiết, tồn kho với đầy đủ các tác vụ nhập hàng, xuất hàng, kiểm kho hay báo cáo chi tiết. 

1.2. Phần mềm dễ sử dụng và có giao diện thân thiện

Đây là một trong những kinh nghiệm mua phần mềm bán hàng bạn không nên bỏ qua. Một phần mềm bán hàng có giao diện thân thiện sẽ giúp tiết kiệm thời gian tìm hiểu cũng như đào tạo cho nhân viên bán hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng. Giao diện cần đơn giản, trực quan và dễ hiểu để người dùng có thể dễ dàng thao tác mà không gặp khó khăn. Các chức năng cơ bản như nhập tạo sản phẩm, tạo đơn hàng, quản lý kho và báo cáo nên được thể hiện rõ trên giao diện.

Giao diện trang quản trị phần mềm bán hàng Sapo

Giao diện trang quản trị phần mềm bán hàng Sapo. (Ảnh: Chụp màn hình)

1.3. Dễ dàng tích hợp các thiết bị và hệ thống khác

Các chủ shop, nhà bán hàng không nên bỏ qua kinh nghiệm chọn phần mềm quản lý bán hàng này, nhất là với những cửa hàng có tốc độ phát triển nhanh chóng và mong muốn mở rộng quy mô kinh doanh. 

Phần mềm bán hàng nên có khả năng tích hợp dễ dàng với các thiết bị và hệ thống khác như máy quét mã vạch, máy in hóa đơn và hệ thống quản lý khách hàng (CRM). Tính năng tích hợp giúp đồng bộ hóa dữ liệu, tự động hóa quy trình và giảm thiểu việc nhập liệu thủ công. Một phần mềm linh hoạt trong việc tích hợp sẽ hỗ trợ bạn xây dựng một hệ sinh thái công nghệ đồng bộ, giúp cải thiện hiệu suất và độ chính xác của các hoạt động kinh doanh.

1.4. Có chính sách hỗ trợ sau bán 

Chính sách hỗ trợ sau bán hàng là yếu tố quan trọng đảm bảo bạn nhận được sự trợ giúp cần thiết khi gặp vấn đề hoặc cần bảo trì phần mềm. Vì thế, đừng vội bỏ qua kinh nghiệm chọn mua phần mềm bán hàng này. 

Hãy tìm hiểu kỹ về các dịch vụ hỗ trợ của nhà cung cấp, bao gồm thời gian phản hồi, dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, và các chương trình đào tạo. Một nhà cung cấp uy tín sẽ có chính sách hỗ trợ rõ ràng, đảm bảo rằng bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ kịp thời và hiệu quả trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

1.5. Chi phí phù hợp với khả năng 

Cuối cùng, chi phí là yếu tố không thể bỏ qua. Bạn cần đánh giá tổng chi phí đầu tư vào phần mềm bao gồm chi phí mua bản quyền, chi phí duy trì và chi phí nâng cấp. So sánh chi phí với tính năng và giá trị mà phần mềm mang lại để đảm bảo bạn nhận được sự đầu tư xứng đáng. Hãy xem xét kỹ lưỡng các gói dịch vụ và lựa chọn một phần mềm có chi phí phù hợp với ngân sách và nhu cầu kinh doanh của bạn.

Bảng giá phần mềm Sapo

Bảng giá phần mềm Sapo. (Ảnh: Chụp màn hình)

Là lựa chọn của hơn 230.000 nhà bán hàng tại khắp 63 tỉnh thành Việt Nam, Sapo được đánh giá là một trong những phần mềm ưu việt, giúp việc bán hàng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Sapo tự tin đáp ứng đủ các tiêu chí quan trọng chủ shop cần có ở một phần mềm quản lý bán hàng: 

  • Đáp ứng nghiệp vụ bán hàng và quản lý từng ngành hàng: Phần mềm bán hàng Sapo được xây dựng đáp ứng nhu cầu bán hàng đa kênh từ việc bán tại cửa hàng, bán trên mạng xã hội, bán trên sàn TMĐT, bán trên website… phù hợp với hơn 50 ngành nghề kinh doanh khác nhau. 

  • Giao diện hiện đại, dễ dùng: Phần mềm bán hàng Sapo có giao diện đơn giản, với các tính năng được phân chia rõ ràng và hiển thị trực quan ngay trên thanh menu của trang quản trị. Ngay cả khi bạn chưa từng sử dụng phần mềm bán hàng trước đây, việc làm quen với Sapo sẽ không tốn nhiều thời gian, và bạn cũng có thể dễ dàng hướng dẫn nhân viên cửa hàng sử dụng. 

  • Dễ dàng tích hợp và mở rộng: Phần mềm bán hàng Sapo nổi bật với khả năng tích hợp linh hoạt và dễ dàng với các thiết bị và hệ thống khác, giúp nhà bán hàng tối ưu hóa quy trình kinh doanh. Từ máy in hóa đơn, máy quét mã vạch đến các hệ thống quản lý kho và kế toán, Sapo kết nối mọi thứ chỉ trong vài bước đơn giản. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn tăng hiệu suất làm việc, đảm bảo dữ liệu được đồng bộ hóa và quản lý một cách hiệu quả. Nhà bán hàng có thể yên tâm vận hành và mở rộng hoạt động kinh doanh mà không cần lo lắng về sự phức tạp trong việc quản lý công nghệ.

  • Chính sách hỗ trợ sau bán: Nhà bán hàng sẽ nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ đội ngũ chuyên gia của Sapo qua nhiều kênh khác nhau như hotline, email hay chat trực tuyến. Ngoài ra, Sapo cũng cung cấp các tài liệu hướng dẫn chi tiết và thường xuyên tổ chức các buổi chia sẻ miễn phí để giúp khách hàng nắm vững cách sử dụng phần mềm. 

  • Chi phí hợp lý cho cả nhà bán hàng cá nhân và các doanh nghiệp: Sapo cung cấp các gói dịch vụ linh hoạt phù hợp với nhu cầu quản lý bán hàng của từng chủ shop, nhà kinh doanh. Bạn có thể bắt đầu sử dụng phần mềm Sapo với chi phí chỉ từ vài nghìn đồng mỗi ngày. 

Trải nghiệm miễn phí phần mềm bán hàng Sapo bằng cách CLICK nút “Dùng thử miễn phí ngay” bên dưới. 

Dùng thử miễn phí ngay

2. Tip chọn mua phần mềm bán hàng - Kinh nghiệm mua phần mềm bán hàng từ thực tế

Khi lựa chọn phần mềm bán hàng cho shop, doanh nghiệp, việc đưa ra quyết định chính xác là rất quan trọng để tối ưu hóa quy trình kinh doanh và nâng cao hiệu quả hoạt động. Dưới đây là một số mẹo hữu ích giúp bạn chọn được phần mềm phù hợp:

2.1. Chọn nhà cung cấp uy tín

Kinh nghiệm mua phần mềm bán hàng này đảm bảo bạn nhận được sản phẩm chất lượng và dịch vụ hỗ trợ tốt. Nhà cung cấp uy tín thường có lịch sử hoạt động lâu dài, phản hồi tích cực từ khách hàng và cung cấp các giải pháp phần mềm đã được cộng đồng người dùng đánh giá cao. 

Sapo Omnichannel nhận danh hiệu Giải pháp công nghệ tiên phong, Giải thưởng Sao Khuê 2023

Sapo nhận danh hiệu Giải pháp công nghệ tiên phong, Giải thưởng Sao Khuê 2023

Hãy nghiên cứu và xem xét danh tiếng của nhà cung cấp qua các đánh giá trực tuyến, phản hồi của người dùng và chứng nhận từ các tổ chức uy tín. Điều này sẽ giúp bạn yên tâm hơn khi đầu tư vào phần mềm và nhận được sự hỗ trợ tận tâm khi gặp vấn đề.

2.2. Có thời gian trải nghiệm miễn phí

Thời gian trải nghiệm miễn phí là cơ hội tốt để bạn dùng thử phần mềm trước khi quyết định có bỏ tiền mua hay không. Trong thời gian này, bạn có thể đánh giá các tính năng, giao diện và khả năng hoạt động của phần mềm trong môi trường thực tế của doanh nghiệp. Hãy tận dụng cơ hội này để thử nghiệm và đảm bảo rằng phần mềm đáp ứng đầy đủ nhu cầu quản lý và vận hành bán của cửa hàng. 

Trải nghiệm phần mềm Sapo miễn phí 7 ngày bằng cách Click "Dùng thử miễn phí". 

Dùng thử miễn phí ngay

2.3. Lắng nghe phản hồi từ người dùng trước đó để ra quyết định

Phản hồi từ người dùng trước đó là nguồn thông tin quan trọng để đánh giá chất lượng của phần mềm. Tìm hiểu các đánh giá và phản hồi từ những người đã sử dụng phần mềm sẽ giúp bạn biết ưu điểm và hạn chế của sản phẩm khi dùng thực tế như thế nào. 

Các diễn đàn, trang web đánh giá phần mềm và các nhóm (cộng đồng trực tuyến) có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về trải nghiệm thực tế cho bạn. Qua đó, bạn sẽ có những đánh giá kỹ hơn để chọn mua phần mềm bán hàng phù hợp. 

2.4. So sánh chi phí và các tính năng hỗ trợ phù hợp

Để chọn mua phần mềm bán hàng phù hợp thì không thể bỏ qua bước so sánh các phần mềm hiện có trên thị trường với nhau. So sánh chi phí và các tính năng của phần mềm là bước quan trọng để đảm bảo bạn nhận được giá trị tốt nhất cho khoản đầu tư của mình. Đánh giá chi phí không chỉ bao gồm giá ban đầu mà còn các chi phí duy trì, nâng cấp và hỗ trợ kỹ thuật phát sinh nếu có. 

So sánh các gói dịch vụ và tính năng của phần mềm để đảm bảo rằng bạn lựa chọn được giải pháp phù hợp với ngân sách và nhu cầu của doanh nghiệp. Chú ý đến các tính năng hỗ trợ cần thiết như quản lý sản phẩm, đơn hàng, kho và báo cáo tài chính để đảm bảo rằng phần mềm cung cấp đầy đủ công cụ hỗ trợ cho hoạt động bán hàng của doanh nghiệp. 

Có thể bạn quan tâm: 5 mô hình kinh doanh phổ biến nhất hiện nay

Trên đây là toàn bộ chia sẻ tổng hợp của Sapo về kinh nghiệm mua phần mềm bán hàng. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn dễ dàng ra quyết định và lựa chọn được phần mềm bán hàng phù hợp với nhu cầu kinh doanh. Đừng quên click vào nút “Dùng thử miễn phí ngay” bên dưới để bắt trải nghiệm phần mềm bán hàng Sapo đang được 230.000 nhà bán hàng tin tưởng sử dụng. Chúc bạn thành công

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Đăng kí nhận tư vấn

Gọi điện 036 6429 497